- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Thay thế nước ngọt bằng nước lọc để giải khát mỗi ngày là cách đơn giản để phòng ngừa đái tháo đường
Trầm cảm, đái tháo đường làm tăng nguy cơ mất trí nhớ
Quả sung "chặn" đái tháo đường, ung thư
Chế độ ăn 5:2 cho người bệnh đái tháo đường
Insulin giúp ngừa đái tháo đường type 1?
Trong nghiên cứu của mình, TS. Nita Forouhi - Trưởng nhóm nghiên cứu, thuộc Hội đồng Nghiên cứu Y khoa tại Đại học Cambridge và các đồng nghiệp đã đánh giá mức tiêu thụ nước giải khát của 25.639 người trưởng thành Anh tham gia Nghiên cứu Dinh dưỡng và ung thư Tương lai Châu Âu (EPIC). Những người tham gia có độ tuổi từ 40 - 79 và không ai mắc bệnh đái tháo đường khi bắt đầu nghiên cứu.
Để đo mức tiêu thụ nước giải khát, họ được yêu cầu ghi lại tất cả mọi thứ mà mình đã ăn và uống trong thời gian 7 ngày liên tiếp. Những người tham gia được theo dõi trong khoảng 11 năm sau khi hoàn thành việc đánh giá chế độ ăn uống hàng ngày. Trong thời gian này, đã có 847 đối tượng được chẩn đoán khởi phát bệnh đái tháo đường type 2.
Đối với mỗi phần ăn hàng ngày thêm nước ngọt, đồ uống có pha thêm sữa ngọt và đồ uống có chứa đường hóa học, các nhà nghiên cứu thấy rằng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 đã tăng lên khoảng 22%. Trong khi đó, tiêu thụ nước ép trái cây, trà hay cà phê không liên quan đến nguy cơ gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường.
Đặc biệt, họ cũng phát hiện ra, thay thế nước ngọt, đồ uống chứa đường hóa học bằng nước lọc, trà hoặc cà phê không đường hàng ngày giúp giảm 14% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Hơn nữa, với đối tượng thường sử dụng đồ uống có pha thêm sữa ngọt, nếu thay thế bằng các loại đồ uống trên sẽ làm giảm 20 - 25% nguy phát triển đái tháo đường.
Các tác giả kết luận, thay đổi thói quen uống nước giải khát có đường, uống sữa có đường bằng nước lọc, trà hoặc cà phê không đường giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Điều này cung cấp các đề xuất thiết thực các loại đồ uống thay thế lành mạnh để phòng ngừa bệnh đái tháo đường ở người.
"Bên cạnh đó, nghiên cứu của chúng tôi cũng cung cấp thêm bằng chứng quan trọng đến các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về việc hạn chế tiêu thụ các loại đường tự do trong chế độ ăn uống để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình", TS. Forouhi nói.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Diabetologia.
Bình luận của bạn